PHẠM VĂN ĐỒNG VỚI VĂN HÓA DÂN TỘC

0
211

   Bác Phạm Văn Đồng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông không những là một nhà cách mạng ưu tú, có nhân cách lớn, mà còn là một nhà văn hóa uyên bác của dân tộc. Sinh thời, ông luôn trăn trở, quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. Các tác phẩm của Bác Đồng để lại không nhiều, nhưng với những gì để lại, chúng ta có thể nhận thấy nhiều quan điểm về văn hóa dân tộc của ông vẫn còn nguyên giá trị về lý luận cũng như thực tiễn. Ngoài tác phẩm “Văn hóa và đổi mới như một dấu ấn đặc biệt của ông về lĩnh vực văn hóa và đổi mới” với những tư tưởng độc đáo đúc kết về mặt khoa học và thực tiễn của một nhà lãnh đạo đã có một quá trình đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng, nhằm phục vụ cho lợi ích của nhân dân, thì phần lớn các bài viết thể hiện quan điểm văn hóa dân tộc của Bác Đồng đều được tập hợp trong tác phẩm nổi tiếng một thời trong đời sống văn nghệ của nước ta là tác phẩm “Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ”. Những bài viết trong tác phẩm này đều thể hiện quan điểm chỉ đạo, định hướng về công tác văn hóa, văn nghệ của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng Tổ quốc.

   Nhằm giúp cho người đọc có thêm các tư liệu quý về công lao to lớn của Phạm Văn Đồng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung và đốì với văn hóa dân tộc nói riêng, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cùng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật tổ chức tuyển chọn, biên soạn và xuất bản cuốn sách Phạm Văn Đồng với văn hóa dân tộc với 552 trang, sách gồm ba phần: Phạm Văn Đồng nhà văn hóa lớn; Những lĩnh vực văn hóa Phạm Văn Đồng quan tâm nhất; Những kỷ niệm sâu sắc về Phạm Văn Đồng.

   Nội dung cuốn sách còn góp phần giúp chúng ta hiểu thêm quan điểm: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bển vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa…

Vân Trà

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây