LÝ LUẬN – PHÊ BÌNH VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 TIẾP NHẬN & ỨNG DỤNG

0
121

   PGS.TS Trần Hoài Anh quê ở Quảng Ngãi, hiện nay ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Ủy viên Hội đồng lý luận phê bình Hội Nhà văn Việt Nam, giảng viên cao cấp Trường Đại học Văn hóa TPHCM.

   Trong nhiều năm qua, ông là cây bút tài năng, khá quen thuộc đối với đông đảo độc giả cả nước trong lĩnh vực lý luận – phê bình văn học. Các công trình nghiên cứu đã xuất bản: Lý luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 (NXB Hội Nhà văn, 2009); Thơ – Quan niệm và cảm nhận (NXB Thanh niên, 2010); Văn học nhìn từ văn hóa (NXB Thanh niên, 2012); Văn hóa-văn chương & hành trình sáng tạo (NXB 2014); “Đi tìm ẩn ngữ văn chương” (NXB Hội Nhà văn, 2017), Đi tìm mỹ cảm văn chương (NXB Hội Nhà văn 2020)…

   Cuốn sách “Lý luận – phê bình văn học miền Nam 1954 -1975: tiếp nhận & ứng dụng” của PGS.TS Trần Hoài Anh được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành năm 2023 là một công trình vừa mang tính lý luận, vừa đậm đặc chất văn học sử, công phu và có giá trị thực sự.

   Được bố cục gồm 2 phần chính: Phần thứ nhất: Một cái nhìn tổng quan về vấn đề tiếp nhận lý thuyết văn học của lý luận – phê bình văn học miền Nam 1954 – 1975; Phần thứ hai: Vấn đề ứng dụng lý thuyết, tìm hiểu các hiện tượng văn học trong đời sống lý luận – phê bình văn học miền Nam 1954 – 1975

   Tác giả hi vọng sẽ nhận được sự đồng cảm của các nhà văn, nhà nghiên cứu, lý luận – phê bình cũng như quý bạn đọc mà tác giả luôn trân trọng, hướng đến để tìm tiếng nói tri âm đối với nền văn học miền Nam giai đoạn 1954 – 1975, một thực thể hiện hữu trong đời sống văn học dân tộc, một di sản văn chương không thể, không gìn giữ và trao truyền đến mai sau để tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn học nước nhà trong tiến trình vận động và phát triển.

          Tuyết Ngân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây