CHUYỆN KỂ BÁC HỒ VỚI NHÀ GIÁO

0
74

   Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

   Trong thời kỳ hội nhập, những vấn đề về chất lượng giáo dục, đạo đức người giáo viên… đang đặt ra bao điều cần suy nghĩ. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về nghề dạy học. Người từng nhấn mạnh: “nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”; điều đó, vừa khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nghề đặc biệt “dạy chữ, dạy người”, vừa nói lên trọng trách mà xã hội đặt trọn niềm tin lên vai các nhà giáo.

   Cuốn sách “Chuyện kể bác Hồ với nghề giáo” do tác giả Phan Tuyết sưu tầm, tuyển chon, Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành năm 2018, sách dày 218 trang. Nội dung cuốn sách có hai phần. Phần một là một số bài nói, bài viết, thư của Bác Hồ với nhà giáo. Phần Hai là những chuyện kể về bác Hồ với nhà giáo.

   Phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, thực hiện tư tưởng của Bác Hồ, Đảng, Nhà nước ta hết sức chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo, đã có những quyết sách nhằm phát huy mọi tiềm năng của con người, trong đó có đội ngũ thầy, cô giáo và những người làm công tác quản lý giáo dục nước./.

                                                                                                    Minh Tuấn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây