CHỦ QUYỀN TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

0
525

   Cuốn sách nêu ra các sự kiện mang tính thời sự liên quan đến những vấn đề trên biển Đông đối với các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Về lãnh hải tiếp giáp với biển Đông, Trung Quốc có đảo Hải Nam ở phía Bắc, Việt Nam ở phía Tây, Malaisia và Brunei ở phía Nam, Philippin ở phía Đông và Đoài Loan ở phía Đông Bắc. Tác giả mô tả khá cụ thể về mặt vị trí địa lý, tên gọi, diện tích, kiến tạo, khí hậu, tài nguyên, đặc tính, ranh giới trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

   Đối với phần lãnh thổ các đảo, tác giả nêu quan điểm xác định đất đai chiếm hữu được quy định tại Điều 121 trong Công ước Montego Bay ngày 10/12/2982. Vấn đề này, tại Hội nghị lần thứ III của Liên Hợp Quốc về Luật biển đã thông qua với nội dung: “Với điều kiện phải tuân thủ Khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặt quyền về kinh tế và thềm lục địa của một hòn đảo được hoạch định theo đúng những quy định của Công ước áp dụng cho các lãnh thổ đất liền khác…”

   Tác giả quan tâm Việt Nam nắm chủ quyền lãnh thổ về mặt nhà nước trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc ngang nhiên đã đưa ra một yêu sách có lợi cho mình và để hỗ trợ cho điều đó là cuộc chiếm cứ quân sự năm 1956 đối với một phần quần đảo Hoàng Sa và năm 1974 đối với phần còn lại, loại trừ sự có mặt của Việt Nam trước đây và sau này, kể cả một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Tác giả cũng nêu ra tính liên tục của các sự kiện, sự kiện nổi bật vào ngày 7/3/1568 các nhà hàng hải Pháp xuống tàu từ cảng la Rochelle với các nhà bác học cùng dòng Tên đi Viễn Đông và họ đã đến Hoàng Sa hay vụ đắm tàu Amphitrite dưới thời vua Louis XIV trên đường từ Pháp sang Trung Quốc năm 1698. Năm 1816, Hoàng đế Gia Long long trọng khẳng định chủ quyền của vua An Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa… Đến những sự kiện trong thời kỳ xâm chiếm thuộc địa của Pháp cho tới khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, sau khi thực dân Pháp thể hiện quyền kiểm soát. Trong đó có sự kiện nổi bật Philippin phản kháng Trung Quốc chiếm một đảo nhỏ tại quần đảo Trường Sa (đá Vành Khăn – Panganaban).

   Việc khẳng định chủ quyền (thế kỷ XVIII – XIX) được tác giả chỉ ra các tài liệu từ phía Việt Nam như Phủ biên tạp lục năm 1776 của Lê Quý Đôn, rằng các chúa Nguyễn đã thành lập đội Hoàng Sa, đi tới các đảo từ tháng 2 đến tháng 8 mới trở về, các thuyền đi làm nhiễm vụ ở các quần đảo không chỉ ngoài nhiệm vụ về mặt kinh tế mà còn cả quân sự, dựng bia và đặt cột mốc. Cũng như các tài liệu khác như Giáp Ngọ Bình Nam đồ (1774), Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838), Đại Nam nhất thống chí (1882), Đại Nam thực lục viết từ 1821 đến 1884, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ viết từ 1843 đến 1851. Điều đó cũng cho thấy sự hoạt động mang tính nhà nước của Việt Nam đối với các quần đảo đã được lịch sử xác lập. Về phía Trung Quốc, tác giả nói rằng: Có phải Trung Quốc tự họ đã giành được các quyền, cùng cạnh tranh với các quyền của Việt nam trong thời kỳ này không? Tác giả cũng khẳng định là không có một danh nghĩa lịch sử nào của Trung Quốc trên các quần đảo.

   Phần nội dung cuối cuốn sách là thư mục các tác phẩm, các bài viết về những học thuyết, bản đồ, các bản án của Tòa án và Trọng tài quốc tế viết về các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa mà Trung Quốc gọi là biên Nam Trung Hoa. Phần phụ lục trích dẫn bức thư của Bá tước De Kergariou Locmaria chỉ huy phân hạm đội, thuyền trưởng tàu Calypso jle de France ngày 28/8/1788; công điện của Khâm sứ Trung Kỳ và các văn bản khác cả Bộ Ngoại giao Pháp; các báo cao tin tức chính trị của Công sư Pháp tại Trung Quốc, các tài liệu của chính phủ Việt Nam và Trung Quốc… và nhiều văn bản có giá trị khác được tác giả trích từ các tài liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Pháp, khẳng định một cách chắc chắn về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa ở biển Đông./.

Kim Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây