TỤC ĐÓN NĂM MỚI CỦA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

0
469

   Mỗi dân tộc trên thế giới đón năm mới vào những thời điểm khác nhau và theo các phong tục truyền thống riêng. Có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu phong tục đón năm mới, từ ngắm pháo hoa đến thưởng thức các món ăn đặc biệt, từ cây thông xanh, tuyết trắng đến nắng ấm và mai vàng rực rỡ, từ mưa phùn gió bấc với đào phai đào bích đến trẩy hội, ném còn… Không những thế, trong một nước có nhiều dân tộc thì tết đón năm mới của mỗi dân tộc lại có nét độc đáo mang đặc trưng riêng.

   Cuốn sách “Tục đón năm mới của các dân tộc trên thế giới” do Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành năm 2017, sách dày 204 trang giới thiệu với bạn đọc bức tranh sinh động về văn hóa đón Tết mỗi tộc người, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia trên hành tinh xanh này. Qua đó, giúp độc giả hiểu thêm về tính chất độc đáo, đa dạng văn hóa của các dân tộc trên thế giới, như: Tục đón năm mới ở xứ Wales, vào khoảng 3 – 4 giờ sáng ngày đầu năm mới, các bé trai trong làng sẽ cầm theo những nhánh cây Thường xuân đi khắp các nhà rắc lên những người mà họ gặp và rắc vào từng phòng của mỗi nhà nhằm đem lại sự may mắn trong năm mới. Vào ngày này, trẻ em đi khắp làng ca hát và sẽ được thưởng tiền và bánh kẹo. Tục đón năm mới ở Estonia, thì vào đêm giao thừa của người Estonia không bao giờ để bụng đói. Họ ăn mừng bảy bữa cơm để chúc mừng năm mới. Việc ăn no và nhiều bữa như vậy là mong muốn cho sự thịnh vượng, sung túc trong năm tới. Người dân thường chào đón năm mới bằng việc ăn, ăn và… ăn. Theo truyền thống, một người phải ăn 7 lần trong đêm giao thừa nhằm làm tăng thêm sức mạnh cho năm mới. Các món ăn bao gồm xúc xích, salad khoai tây, dưa chua, bánh hạnh nhân…

   Hy vọng cuốn sách này giúp bạn hiểu thêm nhiều kiến thức về phong tục đón tết cổ truyền của nhiều quốc gia trên thế giới. Thư viện Tổng hợp tỉnh xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc./.

Vân Trà

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây