Ở ĐÔNG DƯƠNG (EN INDOCHINE)

0
117

   “Ở Đông Dương” là cuốn sách được viết bởi Gaston Donnet do Ninh Thị Sinh, Cù Thị Dung – Ninh Xuân Thao phiên dịch; sách được xuất bản vào những năm 20 của thế kỷ XX. Sách dày 305 trang, khổ 21x30cm và có nhiều hình minh họa.

   Nội dung sách được chia làm 3 phần:

   Phần 1 nói về Nam Kỳ, được chia ra làm 5 chương

   – Chương I: hành trình trên biển – Về Côn Đảo – Về những người Tây Ban Nha ở Côn Đảo – Về người Anh và người Pháp, về miền duyên hải của Nam Kỳ – Về Vũng Tàu và về hướng đi tới Sài Gòn.

   – Chương II: Saigon, một thành phố đang đổi mới, ngày tết, người Chà Và, người Tàu và người Việt Nam – Đàn ông hay đàn bà? Phong tục và y phục; Cảnh phố xá – Hàng quán và sòng bạc – Khi còn là Hoàng tổ Nguyễn Ánh muốn gì? Và khi thành Hoàng đế Gia Long muốn gì? Truyện Thái giám Lê Văn Duyệt – Minh Mạng và Thiệu Trị – Saigon thuộc về người Pháp – Saigon trở thành hiện đại – Phố Catinat – Các tượng đài.

   – Chương III: Biên Hòa, Gia Định Gò Vấp – Lăng Cha Cả – Giám mục Bá Đa Lộc đã làm những gì lúc sinh thời – Bài điếu văn của Gia Long – Chợ Lớn thành phố Tàu – Tâm lý người Tàu.

   – Chương IV: Saigon ban đêm, Saigon ban ngày – Kịch và hòa nhạc – Nhảy đầm và đua ngựa – Công chức và bọn Tây thuộc địa – Tại tư dinh toàn quyền Doumer – Vấn đề mốt ăn mặc – Con gái Saigon…

   – Chương V: ông Trịnh Hoài Đức và thành Gia Định – Đồng, ruộng, sông ngòi Nam kỳ – Thủ Đức – Đồng Nai – Tân Uyên Biên Hòa – Thủ Dầu Một – Tây Ninh – Viếng núi Bà Đen – Nhà ở của người Việt Nam – Người vợ làm gì để chiều chồng – Thầy pháp và phù thủy – Các ông lang – Bà Rịa – Con đường cái quan hướng về Nha Trang – Châu Đốc – Cần Thơ – Rạch Giá.

   Phần 2 là phần nói về nước Cao Miên nay gọi là Căm Bốt

   Phần 3 gồm 9 chương nói về Trung kỳ và Bắc kỳ

   – Chương I: nói về tác giả trên đường đi đến Trung kỳ và Bắc kỳ đã đi qua Port – Said, Djibouti, Colombo.

   – Chương II: là hành trình trên con tàu Manche – Miền duyên hải Trung kỳ – Dưới chân rặng Trường Sơn – Chuyện đi săn hổ – Nha Trang – Ninh Hòa – Bình Thuận – Thành Bình Định – Mộ Võ Tánh.

   – Chương III: nói về Tourane (Đà Nẵng) – Lại thêm 1 hải cảng không phải là hải cảng – Ngũ hành sơn – Từ Tourane ra Huế đi qua đèo Hải Vân – Quảng Nam – Huế.

   – Chương IV: ý niệm về cái chết ở Trung kỳ – Tục thờ cúng tổ tiên – Lễ tang của người Trung kỳ – Đi dọc theo sông Hương – Kim Lăng – Lăng mộ các vua Tự Đức, Thiệu Trị, Minh Mạng và Gia Long. – Chương V: Thành Thái – Cung điện nhà vua – Ngai vàng – Một cuộc tiếp tân tại Triều đình Annam 20 năm trước – Tự Đức, các hoàng phi, các thái giám, các quan văn võ và binh lính của ông – Một buổi thiết triều ngay lúc này ra sao? – Thành Thái đã được nuôi nấng và cho ăn học theo tây học như thế nào? – Thành Thái biết đi xe đạp – Nghệ thuật Đông Dương – Đi thăm Binh Bộ Thượng Thư…

   – Chương VI: tổ chức chính trị của Triều đình Annam – Cửu phẩm – Lục Bộ – Tổ chức xã hội – Làng xã – Hội đồng Kỳ Hào – Từ Huế ra Đà Nẵng qua cửa Thuận An – Nước mắm – Quảng Bình – Đồng Hới – Nghệ An – Vinh.

   – Chương VII: biển Nam Hải – Vịnh Bắc kỳ – Vịnh Hạ Long – Đồ Sơn – Hải Phòng – Phố xá Hải Phòng – Đời sống thuộc địa – Giấc ngủ trưa – Người kéo xe và xe kéo – Trên sông Hồng – Đi dọc theo ruộng đồng Bắc kỳ – Hà Nội.

   – Chương VIII: các truyện huyền thoại Bắc kỳ – Truyện Hồ Gươm – Truyện Mắt Rồng – Hà Nội: lịch sử đích thực của Hà Nội – Năm 1666 LM. Marini đã nói gì về Hà Nội? – Các thành phố lịch sử khác: Thái Nguyên – Nam Định, hát chèo và đàn bà Nam Định – Ninh Bình – Hoa Lư cổ thành – Một truyền thuyết cuối cùng: việc tạo dựng ra người đàn bà.

   – Chương IX: người Việt và người Hoa – Khảo luận về tâm lý xã hội – Hoàng Đế – Quan Quyền và Dân Chúng.

   Cuốn sách “Ở Đông Dương” tái hiện bức tranh cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân xứ Đông Dương với những phong tục tập quán, nét văn hoá truyền thống phong phú, đa dạng dưới con mắt của người lữ khách đam mê phiêu lưu.

   Ngoài cuốn sách này thì bộ sách về xứ Đông Dương còn có 5 cuốn khác đều là những ấn phẩm được tuyển dịch kỹ lưỡng, trong đó có các tác phẩm được viết dưới góc nhìn của những người ở bên kia chiến tuyến và các tác phẩm được người Việt nghiên cứu viết dựa trên nguồn tư liệu quý giá sưu tầm từ nước ngoài. Từ đó, giúp độc giả có góc nhìn đa chiều về lịch sử kinh tế, chính trị – xã hội của Đông Dương. 5 cuốn sách trong bộ 6 cuốn đó là:

   Lịch sử Nam kỳ thuộc Pháp (từ sơ khởi đến năm 1883) với góc nhìn toàn cảnh về lịch sử kinh tế, chính trị – xã hội của Nam Kỳ từ thế kỷ XVII đến năm 1883.

   Ở Bắc kỳ (1883 – 1885): Ấn phẩm được đánh giá là một tác phẩm lịch sử chân thật, với phần lớn trang viết được tập hợp từ các báo cáo chiến trường, các tường thuật chi tiết từ báo chí đương thời, nhật ký trực tiếp về các trận đánh chủ yếu ở Bắc Kỳ và Trung Hoa.

   Các ty độc quyền thuốc phiện và muối ở Đông Dương: Cuốn sách cho biết lịch sử trồng thuốc phiện, tập quán, sử dụng và ứng xử với nó của chính quyền Đông Dương, cũng như một số nước ở Đông Nam Á. Bên cạnh đề cập vấn đề kinh tế, xã hội, tác giả cũng đề cập đến khía cạnh đạo đức, ý nghĩa kinh tế – xã hội của mặt hàng thiết yếu với cuộc sống người Việt Nam.

   Đồn điền của người Pháp ở bắc kỳ (1884 – 1918): Công trình nghiên cứu hệ thống đồn điền do người Pháp đưa vào từ cuối thế kỷ XIX, tồn tại cho đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa.

   Đường sắt Pháp ở Đông Dương và Văn Nam: những ghi chép trọn vẹn về sự hình thành và phát triển mạng lưới đường sắt ở Đông Dương như tuyến chính từ Hà Nội đến Sài Gòn, các tuyến nhánh ngang sang Lào, sang Campuchia, nhánh từ miền ven biển Việt Nam lên Đà Lạt và các nhánh Đông Dương đi Côn Minh (Vân Nam Phủ, Trung Quốc).

                                                                                     Minh Tuấn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây