CÁC THẦY GIÁO VIỆT NAM XƯA

0
411

   Truyền thống tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Quan niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy) cho thấy sự hiếu học và tình nghĩa thầy trò của dân tộc ta.

   Nghề thầy được mọi người kính trọng và ngược lại, đã làm thầy là phải luôn luôn trau dồi đức hạnh, tài năng.

Trước đây, có nhiều người thi đỗ nhưng không ra làm quan mà về làng dạy học. Họ được xã hội dành cho một vị trí rất kính trọng bởi nghề thầy được xem là nghề vinh quang. Học trò đến trường trước hết là học Lễ sau mới học Văn theo quan niệm của giáo dục thời trước.

   Với người Việt Nam, học được xem là hành động thiêng liêng; người thầy truyền dạy đạo đức được đánh giá rất cao. Lịch sử giáo dục nước ta cho thấy nghề làm thầy luôn đòi hỏi phải tự trau dồi kiến thức, gắng công liên tục.

   Cuốn sách Các Thầy giáo Việt Nam xưa do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2019, sách dày 156 trang kể về các thầy giáo như: Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ, Trịnh Thiết Trường, Nguyễn Bảo, Lê Quang Bí, Nguyễn Khắc Kính, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thị Duệ, Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Đặng Thúc Hứa, Phan Bội Châu…

   Ngoài ra, tác giả Phạm Khang sử dụng tư liệu lịch sử, truyền thuyết, dã sử, huyền thoại bao quanh các nhân vật và hòa mình vào lịch sử để cảm nhận rõ nét hơn về những tấm gương người thầy hết lòng tận tâm đào tạo ra những người học trò đi từ những bước chập chững đầu tiên đến đỉnh vinh quang.

Vân Trà

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây